Làm Gì Khi Con Bạn Học Kém? Bí Quyết Chọn Gia Sư Giỏi?

Ngày nay rất nhiều bậc phụ huynh giật mình, ngỡ ngàng khi thấy con được điểm thấp. Lúc đó mới tả hỏa trách mắng con, tìm người đổ lỗi hoặc cầu cứu sự giúp đỡ. Nguyên nhân dẫn đến sự việc một phần vì sự lơ đãng của cha mẹ nên việc học tập của con bị xao nhãng, không vào nề nếp. Vì thế đừng đợi đến khi con bị điểm kém rồi mới lo tìm cách khắc phục, lúc đó sẽ rất khó.

Cha mẹ nên theo sát con suốt một quá trình học. Hãy dành thời gian học cùng con để hiểu rõ hơn những kiến thức mà con đang phải tiếp thu, những vấn đề mà con đang gặp phải để khắc phục ngay lập tức. 

Việc quan trọng nhất đó là tìm ra nguyên nhân con học kém. Khi đoán được nguyên nhân, bạn sẽ có cách xử lý tốt hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến con bạn học kém. Vì vậy hãy nghĩ lại quá trình học của con và quan sát con ở hiện tại. Nếu bé đã từng giỏi mà bỗng dưng bây giờ bị điểm kém, thì điều đó có thể do bé đến tuổi ham chơi, góc học tập bị ồn ào, mệt mỏi, ốm... Nếu con bạn chưa lúc nào đạt thành tích tốt trong học tập, có thể bé có chỉ số IQ thấp, phương pháp học tập sai… Nếu con ham chơi, bạn có thể điều tiết lại, động viên con học nhiều hơn, đưa ra những phần thưởng xứng đáng để khuyến khích con chăm học. Nếu thấy con bỗng dưng gầy sụt, dấu hiệu mệt mỏi, bạn hãy bồi bổ và cho con khám bệnh, tăng cường thể lực sẽ giúp bé học tốt hơn. Nếu con học kém vì kiến thức quá nặng, không thể tiếp thu được, bạn chớ nên cầu toàn ép buộc con, mà động viên con cố gắng đến mức có thể…

Tại sao con bạn học kém?

Tâm sự nhiều hơn với con, quan tâm cảm xúc của con

Nhiều đứa trẻ vì bị cô giáo hoặc bạn bè chê bai, gây áp lực nên ở lớp chúng không tập trung, sinh ra học kém. Nhưng chúng lại chẳng chịu nói ra nếu bạn không biết cách hỏi. Vì thế bạn nên hỏi con nhưng câu như: Ở lớp, có điều gì khiến con không vui, vì sao con không thích đi học? Vì sao con không thể tiếp thu được bài? Con thấy như thế nào khi nghe cô giáo giảng, Ở nhà có điều gì khiến con mất tập trung… Từ đó bạn có thể biết được con mình có đang bị ảnh hưởng tâm lý hay không.

Việc tiếp thu bài không chỉ do chỉ số IQ mà còn do ảnh hưởng tâm lý. Nếu biết con có những sợ hãi trên lớp, hãy đưa ra lời khuyên cho con và trực tiếp nói chuyện với thầy cô giáo. Nếu con nói vì không khí gia đình nặng nề nên con chán học, bạn hãy nhận rõ đó là lỗi của mình và cùng những người lớn khác khắc phục tình trạng này. Nếu con tỏ ra rằng chúng đang cô đơn, ít được quan tâm thì bạn hãy xem lại tình cảm của mình dành cho chúng.

Hãy trao đổi với thầy cô giáo

Mặc dù đã nghe con nói nhưng bạn không nên kết luận ngay mà cần trao đổi với cô giáo xem con bạn ở trường thế nào. Nó có phải học sinh nhút nhát không, có phải con bạn rất hiếu động ở lớp… Một đứa trẻ quá nhút nhát sẽ không dễ tiếp thu và không dễ bộc lộ trí tuệ của mình trước thầy cô và bạn bè.

Một đứa trẻ hiếu động sẽ chỉ nói chuyện, nghịch ngợm mà không tập trung nghe giảng. Trao đổi với thầy cô giáo, bạn cũng sẽ biết được con mình đang gặp vấn đề và cũng là để thầy cô giáo biết rõ tình hình của con bạn. Từ đó bạn và thầy cô sẽ có cách phối hợp để giúp đỡ trẻ.

Nhưng nên trao đổi với thầy cô khi chúng không có mặt ở đó.

Phụ huynh làm gì khi con lười học

Môi trường không được thoải mái, bị ràng buộc

Nhiều cha mẹ không để ý rằng môi trường sống là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của con cái. Ví dụ, cha mẹ bận rộn không quan tâm đến việc học của con, giao phó hết cho nhà trường và thấy cô, một số cha mẹ lại quá nuông chiều con cái khiến con lười học và không chịu nghe lời, gia đình khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm cũng khiến trẻ phân tâm trong việc học…

Ham chơi sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều

Thiết bị công nghệ ở chừng mực sẽ giúp con trẻ giải trí, có thêm thông tin. Nhưng nếu bạn cho bé dùng thỏa thích có thể dẫn tới nghiện, trầm cảm, lười tư duy. Kết quả nghiên cứu của WhoIsHostingThis.com (Mỹ) cho thấy internet và thiết bị công nghệ khiến trẻ giảm sự tập trung. Bởi thế hãy “giao ước” với con rằng lúc nào bé được dùng thiết bị công nghệ, dùng trong bao lâu…

Đừng quá quan tâm đến kết quả sẽ khiến con áp lực

Không ít bố mẹ khi đón con đi học về thường hỏi: "Hôm nay có được điểm 10 không?". Khi con không được điểm cao, bố mẹ liền ỉu xìu mặt, tỏ rõ sự thất vọng.

Điều này làm con bị áp lực, mệt mỏi. Lúc nào con cũng ở trong trạng thái căng thẳng, phải cố đạt điểm cao bằng mọi cách để vừa lòng phụ huynh. Thực tế có nhiều trường hợp, con gian lận thi cử vì không muốn bố mẹ buồn. Sự áp lực kéo dài khiến con mệt mỏi, không thể tập trung học hành. Thành tích cùng vì thế mà đi xuống. Bố mẹ cần sớm nhận ra rằng, không có đứa trẻ nào hoàn hảo, giỏi giang toàn diện. Trẻ có thể học giỏi môn này, nhưng lại học kém môn kia. Điểm số không phải điều quan trọng, cái quan trọng là con đã nỗ lực hết mình cho việc học.

Bí quyết chọn gia sư giỏi nằm ở đâu?

Thầy giỏi tất có trò giỏi, một gia sư giỏi có kiến thức chuyên sâu cũng như kinh nghiệm với bộ môn mình đang gia sư chắc chắn sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình học tập của các em.Việc lựa chọn gia sư cũng rất quan trọng trong quá trình học tập của trẻ

Hãy lựa chọn gia sư có những đặc điểm sau:

  • Khả năng truyền đạt tốt.
  • Gia sư đánh giá đúng năng lực học sinh.
  • Tư cách đạo đức.
  • Tạo tính tự lập cho học sinh.

Mỗi phụ huynh cần phải sáng suốt trong việc tìm kiếm và lựa chọn gia sư dạy kèm tại nhà để có thể giúp đỡ tốt nhất cho con trong quá trình học tập. 

4 out of 13 Votes

Tin liên quan

GIA SƯ ĐĂNG NHẬP

Back To Top

ĐĂNG KÝ TÌM GIA SƯ